Vốn Điều Lệ Là Gì? Một Số Quy Định Bạn Nên Biết Về Vốn Điều Lệ

Mỗi ngày, ta càng được tiếp thu thêm được nhiều thuật ngữ mới. Việc tìm hiểu những kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn sẽ giúp ta hiểu rõ hơn thị trường và từ đó có thể áp dụng kiến thức cho cuộc sống nhằm tránh rủi ro cho doanh nghiệp. Hôm nay cũng không phải là ngoại lệ, thuật ngữ “vốn điều lệ” sẽ là thuật ngữ được làm rõ trong bài viết này.

1.Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ nghĩa là gì?

Vốn điều lệ (tiếng anh: Charter capital), là một thuật ngữ trong kinh tế đề cập đến việc khi các thành viên trong một công ty đóng góp hoặc cam kết đóng góp tài sản của mình để có thể duy trì và phát triển hoạt động của công ty hợp danh hay công ty TNHH, việc góp vốn điều lệ đồng nghĩa với việc bạn sẽ là đồng sở hữu. Tài sản đó có thể là nội tệ, ngoại tệ, quyền sử dụng đất, vàng… hoặc các vật chất có giá trị tương tự. Nếu bạn đang thắc mắc rằng việc minh chứng vốn điều lệ có phải là bắt buộc hay không thì câu trả lời là không, tuy nhiên, vẫn có một số ngành yêu cầu vốn pháp định thì mới phải chứng minh.

2. Vai trò của vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ đem lại gì?

Vốn điều lệ nắm vai trò cực kì quan trọng trong một doanh nghiệp như:
Đây là hành động thể hiện sự cam kết, trách nhiệm của các thành viên, đối tác trong doanh nghiệp.
Vốn điều lệ là thứ cần thiết để có thể duy trì doanh nghiệp một cách ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp duy trì và mở rộng thị trường.
Phân chia công bằng quyền, lợi nhuận, thua lỗ cho các thành viên đóng góp thông qua tỷ lệ vốn điều lệ.
Đánh giá khả năng đáp ứng các điều kiện kinh doanh của một công ty.
Đảm bảo khả năng thanh toán nợ và thực hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp

3. Vốn điều lệ tăng giảm là gì?

Sau khoảng thời gian duy trì, các thành viên sẽ muốn tăng vốn điều lệ để mở rộng thị trường kinh doanh, phát triển các mặt hàng mới, tăng tăng tác tiếp cận khách hàng mới hay tăng năng lực tài chính nhưng rủi ro của việc này là sẽ phải đối mặt với thử thách như bị mất kiểm soát, thua lỗ, giảm lợi nhuận…tệ nhất là doanh nghiệp sẽ bị phá sản
Khi gặp cảnh bị mất kiểm soát, các doanh nghiệp thường chọn việc giảm vốn điều lệ xuống. Có thể việc này sẽ dẫn đến việc bị giảm hoạt động đầu tư dự án mới, giảm quảng cáo tiếp thị, không thể nghiên cứu được nhiều sản phẩm mới… nhưng điều này sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn, tập trung vào các phần quan trọng hơn.

4. Cách tăng vốn điều lệ là gì?

Ảnh hưởng của tăng giảm vốn điều lệ

Việc quyết định tăng vốn điều lệ là việc quan trọng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Và nếu bạn đã quyết định mà vẫn chưa biết nên làm gì để tăng vốn điều lệ thì:
Đầu tiên, bạn có thể phát hành thêm cổ phiếu, đây sẽ là hành động thu hút các cổ đông, nhà đầu tư mới tới doanh nghiệp của bạn. Đây là việc được áp dụng nhiều vì việc này sẽ không cần phải tốn nhiều chi phí nhưng hiệu quả đem lại rất tốt.
Tiếp theo, huy động vốn cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, nhà đầu tư, ngân hàng… là các nguồn huy động vốn uy tín khác nhau. Việc huy động vốn từ các nhà đầu tư là hành động khôn ngoan. Doanh nghiệp chỉ cần phát hành thêm cổ phiếu cho các đối tác, nhà đầu tư mới cho doanh nghiệp.
Cuối cùng, tăng vốn điều lệ bằng thành viên mới, khi thành viên mới tham gia vào doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ nhận được thêm nguồn vốn góp mới từ họ, rồi sau đó họ sẽ được một vai trò lớn trong doanh nghiệp.

5. Một số quy định nên biết về vốn điều lệ

Điều cần lưu ý để tránh không vi phạm pháp luật là hình thức góp vốn, nếu bạn là một nhà đầu tư cá nhân thì bạn hoàn toàn có thể góp vốn bằng tiền mặt nhưng nếu bạn góp vốn với tư cách doanh nghiệp thì bạn không được góp vốn bằng tiền mặt, bạn chỉ có thể sử dụng Séc, tài sản hay chuyển tiền. Nếu vi phạm sẽ bị phạt từ 150.000.000 đồng tới 200.000.000 đồng đối với cá nhân và sẽ nhân đôi tiền phạt đối với tổ chức.
Nếu như vốn điều lệ của doanh nghiệp bạn có sự thay đổi thì bạn cần phải làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ. Nếu không tuân theo quy định thì cá nhân sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng tới 15.000.000 đồng, và nhân đôi tiền phạt đối với tổ chức.
Trong 90 ngày, công ty TNHH 1 thành viên/công ty TNHH 2 thành viên/nhà đầu tư/công ty hợp danh đều phải tuân thủ phải đóng đúng và đủ số tài sản mà đã cam kết khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp. Nếu tài sản bị định giá sai hay có sự thay đổi về vốn hoặc người góp vốn mà không thông báo thì sẽ bị phạt từ 30.000.000 đồng tới 50.000.000 đồng

6. Khai khống trong vốn điều lệ sẽ bị phạt như thế nào?

Tại Điều 47 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định vi phạm về kê khai vốn điều lệ như sau:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị dưới 10 tỷ đồng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng với số vốn thực góp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Sự quan trọng của vốn điều lệ

Vốn điều lệ là yếu tố cơ bản làm nền tảng cho khuôn khổ tài chính của một công ty, định hình khả năng và triển vọng phát triển của công ty. Hiểu được tầm quan trọng của nó và tuân thủ các yêu cầu pháp lý là điều cần thiết cho sự phát triển bền vững và thành công của bất kỳ tổ chức kinh doanh nào.