Đáo Hạn Sổ Tiết Kiệm Là Gì? Làm Gì Khi Đến Ngày Đáo Hạn Tiết Kiệm
Khi bạn làm việc với các ngân hàng, bạn sẽ được nghe rất nhiều thuật ngữ chuyên môn. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một thuật ngữ mới là Đáo hạn sổ tiết kiệm. Nếu sổ tiết kiệm của bạn sắp tới ngày đáo hạn mà bạn vẫn chưa nắm được ngày đáo hạn là gì và làm phải làm gì vào ngày đáo hạn sổ tiết kiệm thì bài viết này sẽ dành cho bạn.
1. Đáo hạn sổ tiết kiệm là gì
Đáo hạn hay còn là hạn thanh toán
Đáo hạn sổ tiết kiệm là một thuật ngữ trong lĩnh vực ngân hàng. Nói một cách dễ hiểu nhất, điều này có nghĩa là bạn chỉ còn ngày cuối cùng trước khi hết hiệu lực thanh toán dịch vụ liên quan đến sổ tiết kiệm của mình, khi lãi suất cố định của bạn sắp kết thúc và lúc này bạn sẽ làm việc với bên ngân hàng sẽ cần quyết định bạn muốn làm gì với tài khoản tiết kiệm. Dưới đây là những thông tin bạn nên biết trước khi đáo hạn sổ tiết kiệm.
2. Làm Gì Khi Đến Ngày Đáo Hạn Tiết Kiệm
Khi đến ngày đáo hạn sổ tiết kiệm, bạn có thể thực hiện một số lựa chọn sau:
Nên làm gì khi tới ngày đáo hạn
2.1 Tất toán sổ tiết kiệm:
Nhận lại toàn bộ tiền gốc và lãi đã tích lũy.
– Ưu điểm:
Có thể sử dụng số tiền này cho các mục đích khác nhau.
Nhận được toàn bộ số tiền lãi đã tích lũy.
– Nhược điểm:
Không còn hưởng lãi suất từ khoản tiền gửi tiết kiệm này.
Có thể cần phải tìm kiếm kênh đầu tư mới để sinh lời cho số tiền.
2.2 Gia hạn sổ tiết kiệm:
Tiếp tục gửi tiết kiệm với kỳ hạn mới và mức lãi suất mới (có thể cao hơn hoặc thấp hơn lãi suất cũ).
– Ưu điểm:
Tiếp tục hưởng lãi suất từ khoản tiền gửi tiết kiệm.
Không cần phải thực hiện các thủ tục phức tạp để mở sổ tiết kiệm mới.
– Nhược điểm:
Mức lãi suất mới có thể thấp hơn lãi suất cũ.
Cần cam kết gửi tiết kiệm trong một khoảng thời gian nhất định.
2.3 Rút một phần tiền:
Ưu và nhược điểm của các lựa chọn là gì?
Nhận một phần tiền gốc và lãi, phần còn lại sẽ tiếp tục được gửi tiết kiệm với kỳ hạn cũ hoặc mới.
– Ưu điểm:
Có thể sử dụng một phần số tiền để đáp ứng nhu cầu tài chính.
Vẫn tiếp tục hưởng lãi suất từ phần tiền còn lại.
– Nhược điểm:
Số tiền lãi nhận được có thể thấp hơn so với tất toán sổ tiết kiệm.
Phần tiền còn lại có thể bị khóa lãi suất trong một khoảng thời gian nhất định.
3. Quá ngày đáo hạn sổ tiết kiệm
Quá ngày đáo hạn sổ tiết kiệm có bị phạt không?
Nếu bạn lo lắng bạn có thể sẽ gặp rắc rối nếu không đến đúng ngày đáo hạn sổ tiết tiết kiệm thì đừng lo lắng, việc này không gây ảnh hưởng gì đến tài chính của bạn cả. Thực tế, việc khách hàng không tới ngân hàng để giao dịch trong ngày đáo hạn sổ tiết kiệm với nhiều lý do khác nhau xảy ra khá thường xuyên. Nếu bạn không kịp thanh toán trước ngày đáo hạn sổ tiết kiệm thì ngân hàng sẽ tự động làm giúp bạn. Lúc này, ngân hàng sẽ chuyển cả số tiền gốc và số lãi của bạn vào sổ tiết kiệm mới và gia hạn nó với hợp đồng gia hạn ban đầu.
Lưu ý: Nếu ngày đáo hạn của bạn rơi vào những ngày nghỉ lễ thì ngày đáo hạn sổ tiết kiệm của bạn sẽ được dời qua những ngày làm việc trở lại.
4. Cách tính ngày đáo hạn sổ tiết kiệm
Công thức tính ngày đáo hạn sổ tiết kiệm
Để có thể biết được ngày đáo hạn của mình, bạn cần phải nắm được công thức tính thời gian ngày đáo hạn sổ tiết kiệm. Cách tính ngày đáo hạn sổ tiết kiệm khá đơn giản:
Ngày đáo hạn = Ngày mở sổ tiết kiệm + Kỳ hạn gửi tiết kiệm
Ví dụ, bạn mở thể vào ngày 10/4 và gia hạn trong 6 tháng, thì ngày gia hạn của bạn sẽ là 10/10. Tuy nhiên, nếu bạn rút tiền tiết kiệm sớm hơn ngày đáo hạn thì có thể ảnh hưởng tới lãi suất hoặc khoản tiết kiệm và tùy vào thỏa thuận đăng ký ban đầu bạn có thể sẽ bị phạt.
5. Phương thức đáo hạn gửi tiết kiệm
Cũng như các dịch vụ khác của ngân hàng, có 2 cách ta có thể đáo hạn sổ tiết kiệm là online và tại quầy.
– Cách đầu tiên là hình thức đáo hạn sổ tiết kiệm tại quầy. Đây là hình thức truyền thống, bạn sẽ cần chuẩn bị giấy tờ cần thiết như CMND/CCCD, sổ tiết kiệm. Sau đó bạn sẽ đến chi nhánh ngân hàng của bạn đã làm sổ tiết kiệm trong khung giờ hành chính, bạn cần phải chờ tới lượt thứ tự của mình. Trao đổi trực tiếp với nhân viên ngân hàng, bạn trình xuất giấy tờ và quyết định nên làm gì tiếp theo với sổ tiết kiệm của mình.
– Cách tiếp theo là hình thức đáo hạn sổ tiết kiệm online. Hiện nay, có nhiều ngân hàng đã áp dụng hình thức đáo hạn sổ tiết kiệm online rất tiện lợi và dễ dàng. Bạn chỉ cần đăng nhập vào tài khoản của mình trên ứng dụng ngân hàng, sau đó bạn chỉ cần vào mục tài khoản tiết kiệm. Tiếp theo là bạn chọn cách mà bạn muốn làm với sổ tiết kiệm của mình như rút hết hoặc tiết kiệm tiếp. Cuối cùng là bạn gửi xác nhận mã OTP để hoàn tất giao dịch.
Bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về đáo hạn sổ tiết kiệm, cũng như cách nên làm gì khi đến ngày đáo hạn tiết kiệm. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên tham khảo thêm thông tin từ các nguồn uy tín để có thể đưa ra quyết định thông minh. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đáo hạn sổ tiết kiệm và đưa ra quyết định phù hợp khi đến hạn sổ tiết kiệm của mình.